187. Giải mã gen của người Việt cổ

Nhà văn Nga V. Rasputin đã viết “Không làng quê, chúng ta sẽ mồ côi”. Vì thế những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? luôn đau đáu trong tâm thức mỗi người dân Việt.

Những năm gần các nghiên cứu về Việt tộc và Hán tộc của các nhà nghiên cứu trên thế giới đem lại những kết quả bất ngờ.

Các nhà khoa học của Viện Pháp Á gồm bác sĩ Trần Đại Sỹ, GS Tarentino (người Ý) và GS sinh vật học Varcilla Pascale (người Pháp) đã khảo sát y phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ cổ qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất. Sau đó kiểm những bộ xương, đồng thời kiểm máu của 35 dòng họ tại Hoa Nam và Việt Nam rồi so sánh với những dòng họ khác tại Hoa Bắc đã kết luận: Cư dân Hoa Nam, từ miền Nam Trường Giang xuống tới miền Trung VN, Lào, Thái đều có cùng một huyết thống, một chủng tộc và hoàn toàn khác biệt với cư dân Hán ở Hoa Bắc. Kết quả của những công trình khoa học có ý nghĩa lịch sử đã xác định vùng Đông Nam Á trải dài từ lưu vực sông Dương Tử xuống tới lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long mà đồng bằng châu thổ sông Hồng là trung tâm nơi phát tích của nền văn minh Hòa Bình của cư dân Malaysian.

Phát hiện đảo lộn

Năm 1998, GS  J.Y. Chu và 13 đồng nghiệp ở ĐH Texas đã phân tích 15-30 mẫu “Vi vệ tinh” DNA (microsatelltes) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á gồm 2 nhóm thổ dân châu Mỹ, một nhóm thổ dân châu Úc và một thuộc thổ dân Newn Guinea, 4 nhóm dân da trắng Caucasian và 3 nhóm dân Phi Châu.

Công trình nghiên cứu Ða dạng di truyền người Hán (Chinese Human Genome Diversity Project ) do giáo sư Y. Chu chủ trì, được công bố đã đảo lộn nhận thức của giới khoa học về nguồn gốc của người Ðông Á. Qua đó, có thể khẳng định: Hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi Châu và các dân khác không thuộc Phi Châu. Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Người Trung Quốc ở phía Bắc TQ có cấu trúc di truyền khác với người Trung Quốc ở phía Nam Trung Quốc.

Đặc biệt, các công trình nghiên cứu mới nhất của các nhà nhân chủng về cội nguồn phát tích của cư dân vùng Đông Nam Á đã làm sáng tỏ một sự thật là tất cả cư dân Đông Nam Á đều có chung một cội nguồn chủng tộc.

Giáo sư Douglas C. Wallace (ĐH Emory, Atlanta và Georgia) đã phát hiện một đột biến di truyền đặc biệt cho lục địa châu Á. Đó là sự thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII và tRNA.LYS.

Dân tộc cổ xưa nhất

Nhà nhân chủng học Tréjaut nghiên cứu về thổ dân Đài Loan, dân Đông Nam Á và dân Đa Đảo đã công bố: Thổ dân Đài Loan đã định cư trên 15.000 năm và cũng trải qua 3 lần đột biến đặc biệt như dân Mã Lai.  Dân Trung Hoa lục địa không có 3 lần đột biến này. Yếu tố mtDNA B có ở vùng Đông và Đông Nam Eurasia, thổ dân châu Mỹ và dân Đa đảo.

Nhà nhân chủng Melton và Redd tìm thấy cư dân Đa Đảo có một tỷ lệ cao về sự thất thoát của cặp căn bản số 9 ở hai thể di truyền COII/ TRNALYS.

GS.Christian Pelzes chuyên nghiên cứu về Đông Nam Á học ở ĐH Hawaii đã nhận định rằng trong các tiểu bang và các nền văn hóa của xã hội đa văn hóa Hoa Kỳ thì quần đảo Hawaii có quan hệ thân thuộc nhất với VN. Nhà nghiên cứu Bob Krauss đã so sánh Hawaii với Việt Nam trên các phương diện địa lý và dân tộc đã tìm ra rất nhiều điểm tương đồng và các chứng liệu cổ sử học, nhân chủng học, ngôn ngữ tỷ hiệu và nhất là Mitochondrial DNA Haloptype B cũng như sự thất thoát của các cặp cơ bản số 9 giữa hai thể di truyền COII TRNALYS chứng minh dân Đa đảo (Polynesian) là hậu duệ của dân Bách Việt.

Dựa trên những công trình nghiên cứu khoa học thuyết phục, tạp chí Science Progress đã công bố kết qủa xác định thổ dân Đông Nam Á, thổ dân Đa Đảo (Polynesian)và thổ dân châu Mỹ có cùng một ngọn nguồn phát tích, cùng chung một nền văn hoá Lapita (1.500-800T CN) với đồ gốm thẩm mỹ độc đáo. Hiện ở Trung tâm văn hoá Đa Đảo ở Hawai còn trưng bày một mẫu thuyền độc mộc đục khoét bọng cây làm thuyền di chuyển, khi ra biển thì ghép 2 thuyền độc mộc lại tạo thế thăng bằng trên mặt biển.

1350005782-nguoi-viet-co2
Chim Hồng, chim Lạc

Tháng 3/2007, Hàn Lâm viện Khoa học Quốc gia Mỹ đã công bố công trình của các nhà nhân chủng thuộc đại học Durham và Oxford Anh Quốc nghiên cứu mtDNA của heo và dạng răng heo trên toàn vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo đã đi tới kết luận: “Nghiên cứu mới về DNA của heo đã viết lại lịch sử di dân khắp vùng Thái Bình Dương và người Việt cổ (Bách Việt) là cư dân đầu tiên định cư trên các hải đảo Đông Nam Á rồi tới New Guinea, Hawai và Polynesia. Họ mang theo kỹ thuật làm thuyền độc mộc. Nghiên cứu mới về DNA đã viết lại lịch sử di dân khắp vùng Thái Bình Dương – hầu hết cư dân trong vùng có nguồn gốc từ VN.

Nhà nhân chủng Ballinger và đồng nghiệp đã nghiên cứu mtDNA của 7 dân tộc Đông Nam Á đã kết luận thuộc chủng Mongoloid phương Nam mà VN là trung tâm của mtDNA từ đó lan toả ra khắp vùng Thái Bình Dương”.

Người Việt có tỷ lệ cao nhất về biến đổi di truyền; có đủ 4 Haplotype chính gồm A, B, C, D và không có cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII/ tRNA.LYS mà các nhà di truyền học gọi là “Đột biến đặc biệt Á châu” nên được xem là dân tộc cổ nhất Đông Nam Á.

TS Nguyễn Văn Vịnh
Original

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *