Lịch sử các dòng họ Việt Nam trong cộng đồng người Kinh chiếm 90% dân số đất nước. Chúng ta chỉ ghi nhận thông tin của những dòng họ lớn và phổ biến rộng rãi. Trong đó có nhiều họ thuộc các triều đại phong kiến của dân tộc. Như triều đại nhà Trần, triều đại nhà Lê hay triều đại nhà Nguyễn.
I.Lịch sử dòng họ Việt Nam thời xưa và nay
Chúng ta tìm hiểu lịch sử các dòng họ của người Kinh. Đó là những triều đại của các hoàng tộc phong kiến từng cai trị đất nước trong những thế kỷ trước. Cho đến hôm nay, con cháu của các dòng họ hoàng tộc xưa vẫn đang sinh sống và làm ăn trên các vùng miền Việt Nam.
I.1.Dòng họ Nguyễn là dòng họ có nguồn gốc Á Đông
Một họ cực kỳ phổ biến trong nước và cộng đồng hải ngoại. Họ Nguyễn cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc và Triều Tiên. Trong lịch sử Việt Nam có hai triều đại nhà Nguyễn là nhà Sơn Tây và nhà Nguyễn. Trong đó nhà Nguyễn có nguồn gốc chính thức từ chúa Nguyễn Cát ở đàng trong. Còn nhà Sơn Tây đã đổi họ Hồ thành họ Nguyễn.
I.2.Dòng họ Trần có nguồn gốc châu Á
Có thể xem họ Trần là một của người Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore. Ngày nay các nhà nghiên cứu lịch sử đã cho rằng “Tổ tiên của dòng dõi nhà Trần tại Việt Nam có nguồn gốc ở Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa”. Do đó, sau khi giành chiến thắng trong ba cuộc kháng chiến quân Mông Nguyên, nhà Trần tại Việt Nam gọi khí thế chiến đấu của quân dân là ‘hào khí Đông A’.
Khoảng năm 1110, thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127) Trần Kinh từ Phúc Kiến sang Việt Nam. Cư trú tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh bằng nghề chài lưới trên sông nước. Sau này do con đường làm ăn chuyển dần vào hương Tức Mạc, huyện Thiên Trường, tỉnh Nam Định. Đến đời Trần Hấp, là con của Trần Kinh, đã dời mộ tổ sang sinh sống tại Tam Đường, phủ Long Hưng, Thái Bình. Trần Hấp sinh ra Trần Lý, sinh ra Trần Thừa tức là vua Trần Thái Tổ, Trần Tự Khánh và Trần Thị Dung.
I.3.Dòng họ Lê có nhiều người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực
Họ Lê cũng là một họ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Trung Quốc, họ Lê phổ biến ở miền Nam và được cho là hậu duệ của bộ tộc Cửu Lê.
Dòng họ Lê trong lịch sử dòng họ Việt Nam cũng vô cùng danh tiếng. Hai triều đại phong kiến trị vì đất nước thời nhà tiền Lê do vua Lê Đại Hành và nhà hậu Lê của vua Lê Thái Tổ. Triều đại nhà Lê thời phong kiến rất hùng hậu và nhiều nhân tài. Ngày nay con cháu nhà họ Lê cũng giỏi giang, tham gia trong nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội.
I.4.Dòng họ Lý là họ của người Đông Á.
Tương tự như họ Trần, họ Lý cũng rất phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan… Những người họ Lý làm quan thời Hùng Vương và Thục Phán An Dương Vương là Lý Ông Trọng và Lý Thân.
Dòng họ Lý đã thống trị triều đại phong kiến Việt Nam. Vua họ Lý đầu tiên là vua Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí. Sau đó là vua Lý Công Uẩn. Ông đã dời đô về Thăng Long. Đến đời công chúa Lý Chiêu Hoàng thì bị nhà Trần cướp nước.
II.Lịch sử dòng họ Việt Nam chưa từng làm vua
II.1.Dòng họ Phạm là “lương đống của xã tắc”
Họ Phạm cũng là một họ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Là một họ thuộc vùng văn hóa Đông Á, phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Riêng phái họ Phạm tại Việt Nam lại có hai nguồn gốc khác nhau. Một phái từ cộng đồng Bách Việt của nước Văn Lang, Âu Lạc xưa di cư từ Trung Quốc. Nguồn gốc họ Phạm thứ hai là do họ Mạc chuyển sang.
Trong lịch sử dựng nước của Việt Nam, danh tướng Phạm Tu, người khai quốc công thần nhà Lý có công đánh đuổi quân Lương năm 542. Và năm 543 đánh tan quân xâm lấn Lâm Ấp xây dựng nhà nước Vạn Xuân vào năm 544.
II.2.Dòng họ Hoàng hay họ Huỳnh
Họ Hoàng rất phổ biến ở các nước vùng châu Á trong đó có Việt Nam. Từ Huế trở vào Quảng Trị và miền Nam Việt Nam đó sự kiêng kỵ chúa Nguyễn Hoàng cho nên họ Hoàng đã bị biến thể thành họ Huỳnh. Tuy nhiên, lịch sử dòng họ Việt Nam, hai họ Hoàng và Hoàng Phủ không phải là một. Bởi vì đó chữ Quốc ngữ chỉ biểu âm không rõ nghĩa.
II.3.Dòng họ Phan giàu truyền thống văn chương và khoa bảng
Họ Phan chỉ có mặt ở ba nước là Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên. Từ thế kỷ 18, dòng họ Phan Huy, một chi họ thuộc họ Phan ở Việt Nam, đã định cư 18 đời ở Hà Tĩnh. Sau này, cụ Phan Huy Ích đã di cư vào Sài Sơn, thôn Đa Phúc để an cư lạc nghiệp.
Dòng họ Phan Sỹ ở tỉnh Nghệ An có hai chi ở xã Võ Liệt và Thanh Khê. Họ định cư từ thế kỷ XVI tới nay, có truyền thống hiếu học. Họ Phan đã đóng góp cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Có một số lượng lớn à các cấp lãnh đạo mang họ Phan Sỹ.
Dòng họ Phan Bá cũng là một chi thuộc họ Phan ở Việt Nam. Chi này định cư ở Hà Tĩnh, con cháu chủ yếu là nông dân. Chi thuộc họ Phan cũng giữ gìn truyền thống hiếu học từ bao đời.
II.4.Dòng họ Vũ hay họ Võ vẫn còn nhiều tranh cãi
Họ Vũ hay họ Võ đều có nguồn gốc chính là Trung Quốc. Vũ Hồn (804-853) một vị quan đô hộ nhà Đường được cắt cử sang Hải Dương, Việt Nam. Sau này do phạm húy kỵ với thụy hiệu Vũ Vương của chúa Nguyễn Phúc Khoát nên họ Vũ đổi thành họ Võ. Hiện nay hai họ Võ và họ Vũ tồn tại độc lập có thờ cúng tổ tiên. Trong lịch sử dòng họ Việt Nam, hai họ Vũ Võ vẫn tranh cãi chưa ngã ngũ.
II.5.Dòng họ Đặng, một họ người Việt
Những người họ Đặng tiêu biểu như cha con Đặng Chân và Đặng Trí; các tướng Đặng Chiêu Pháp, Đặng Sỹ Lẫm, Đặng Sỹ Nghị, Đặng Sỹ Phan là các vị tướng nhà Đinh đều có công dẹp loạn 12 sứ quân. Đặc biệt vua Đinh Tiên Hoàng phong chức Sùng chân uy nghi cho Đặng Huyền Quang. Ông là một trong 6 danh nhân trong kinh đô Hoa Lư.
II.6.Dòng họ Bùi là một họ bản địa
Thêm một họ thuộc vùng Văn hóa Đông Á gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên. Theo lịch sử các dòng họ Việt Nam, họ Bùi Việt Nam có gốc trên đất Việt từ xa xưa. Trước thời các vua Hùng thì người Việt bản địa đã có mặt từ lâu.
Khi các tộc Việt khác đều bị chinh phục và đồng hoá, nền tảng cho triều đại Hùng Vương chỉ có các tộc Âu Việt và Lạc Việt. Người Mường họ Bùi chiếm tỉ lệ cao được xem là người Việt cổ. Họ đang sinh sống ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Sơn La, Ninh Bình, Phú Thọ…
II.7.Dòng họ Đỗ có truyền thống hiếu học và đỗ đạt
Họ Đỗ phổ biến tại Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc. Năm 1997, cố Phó Giáo sư Đỗ Tòng thành lập ban liên lạc họ Đỗ Việt Nam. Tại khu đất của dòng họ ở gần chùa Văn La, Hà Nội. Trong lịch sử dòng họ Việt Nam, các triều nhà Hậu Lê, nhà Mạc, họ Đỗ Việt Nam là dòng họ xếp thứ 6 về khoa bảng.
Vào khoảng các năm 1463 – 1733, họ Đỗ Việt Nam có 60 người đỗ đại khoa. Với nhiều cấp độ là đệ nhất giáp tiến sĩ, trạng nguyên, nhất giáp, bảng nhãn và thám hoa.
II.8.Dòng họ Hồ bị thất truyền 11 đời (khoảng 300 năm)
Là họ ở vùng văn hóa Đông Á gồm Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên. Trạng nguyên Hồ Hưng Dật quê gốc ở Chiết Giang (Trung Quốc) là ông tổ của họ Hồ tại Việt Nam. Ông sống vào thế kỷ thứ X,vào thời Hậu Hán, được cử sang làm thái thú Châu Diễn được vài năm. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, ông đến hương Bàu Đột tỉnh Nghệ An để lập nghiệp.
Đến đời 12 là ông Hồ Liêm ở Thanh Hóa và đời 13 là ông Hồ Kha ở Nghệ An khơi dựng tộc phả mới liên tục. Hàng năm con cháu họ Hồ tổ chức đại lễ dâng hương tại nhà thờ họ Hồ Đại tộc. Nhà thờ này tọa lạc tại tỉnh Nghệ An vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hằng năm.
II.9.Dòng họ Ngô có mức độ phổ biến thứ 12 tại Việt Nam
Tương tự như họ Phan, họ Ngô cũng phổ biến tại Trung Quốc, Việt Nam, và Triều Tiên. Ông tổ của họ Ngô là Ngô Nhật Đại một vị hào trưởng ở Hà Tĩnh cũng từng tham gia cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722. Ngô Đình Diệm (1901 –1963) là một chính khách người Việt Nam.
Ông từng là lãnh tụ của Đảng Cần lao Nhân vị, đảng cầm quyền chính thức của miền Nam Việt Nam. Ông từng làm quan triều Nguyễn thời vua Bảo Đại. Từ năm 1955 đến năm 1963, ông là thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam. Trở thành Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa sau khi phế truất Bảo Đại.
II.10.Dòng họ Dương tương đối phổ biến ở châu Á
Họ Dương cũng tương đối phổ biến tại Việt Nam và xuất hiện ở một số nước châu Á khác. Bao gồm 2 chi lớn là Dương Văn sinh ra chi Dương Tấn. Nhằm tránh nhầm lẫn giữa họ Dương và họ Đường trong lịch sử dòng họ Việt Nam. Người ta đã thêm chữ Z vào thành Dzương. Tuy cách viết khác nhưng cách đọc vẫn bình thường.
Lịch sử dòng họ Việt Nam đã thống kê những dòng họ phổ biến với những nét đặc trưng về nguồn gốc, giá trị truyền thống và những người con ưu tú trong từng dòng họ. Có thể bài viết còn rất nhiều thiếu sót, mong sự đóng góp của bạn đọc để hoàn chỉnh lịch sử các dòng họ của nước ta.